11 KINDS OF PEOPLE WHO ARE ALWAYS JOBLESS AND FAILED

Đối với bất kỳ ai, kiến thức là thứ có thể học được, kỹ năng là thứ có thể luyện tập được. Nhưng tính cách và ý chí thì khó hơn nhiều. Chúng cần phải được rèn luyện, vun đắp, nuôi dưỡng cho đến khi thành công cùng với kiến thức và kỹ năng sống – kỹ năng mềm. Nếu không muốn thất nghiệp và thất bại thì bạn đừng có những suy nghĩ như dưới đây:

1. Ảo tưởng về bản thân:
Rất nhiều bạn suy nghĩ rằng tôi tốt nghiệp đại học ra thì tôi phải làm việc ngon và lương cao trong khi đó kiến thức chẳng bao nhiêu, kinh nghiệm thì không nhiều, mà cứ nói:  “Lương thấp em không làm”.
Hãy nhớ rằng Doanh nghiệp trả lương cho bạn khi bạn làm việc  hiệu quả chứ họ không trả lương cho bằng cấp của bạn dù bạn có tốt nghiệp thủ khoa trong nước hay ngoài nước.
Suy nghĩ và hành động kiểu này thì chắc chắn thất nghiệp và thất bại mãi mãi.

2. Kiêu ngạo và chê việc:
Rất nhiều bạn nghĩ rằng tôi phải mất 4-5 năm cày ải để có tấm bằng đại học hôm nay mà tôi phải đi làm các việc lặt vặt và tầm thường dành cho người không có trình độ như tôi sao? Tôi muốn một công việc xứng tầm với tôi và xứng với bằng đại học của tôi.
Hãy nhớ rằng tấm bằng đại học tại nước ta không là gì cả vì kiến thức của bạn không xứng với tấm bằng. Việc nhỏ bạn không làm được thì không ai dám giao cho bạn việc lớn cả. Muốn thành công, hãy bắt đầu từ những việc nhỏ và tầm thường ấy và làm với hết trách nhiệm và có “bụng chung” với nơi mình đang làm việc.

3. Lười biếng, nhác việc và kén việc: 
Nhiều bạn, dù đã đi làm rồi, nhưng không có tinh thần làm việc, chỉ thích “ngồi mát ăn bát vàng”. Làm việc thì làm qua loa và chiếu lệ, không biết giúp đỡ đồng nghiệp và né những việc phát sinh trong công ty. Nếu được yêu cầu ở lại làm thêm giờ thì tỏ ra khó chịu, kêu ca và cho rằng mình bị bóc lột sức lao động và còn có thêm suy nghĩ nữa là làm nhiều thì lương cũng bấy nhiêu thôi.
Hãy nhớ rằng không ai muốn trả lương cho nhân viên “ngồi mát ăn bát vàng”. Và cũng không ai tăng lương, thưởng cho những nhân viên lười biếng, nhác việc, suy nghĩ và hành động tiêu cực. Những nhân viên này trước sau gì cũng bị đuổi việc và hậu quả là quanh năm phải đi tìm việc làm và chỉ ở nhà ăn bám bố mẹ thôi.

4. Đứng núi này trông núi nọ:
Nhiều bạn đang làm việc cho công ty này nhưng tâm hồn lại ở các công ty khác. Họ chưa làm gì đến nơi đến chốn, chưa đóng góp được gì cho công ty mình mà cứ đi tìm xem công ty nào trả lương cao hơn, việc nhẹ nhàng hơn, có cơ hội thăng tiến tốt hơn. Dĩ nhiên, bạn có thể làm điều đó với điều kiện bạn đã cống hiến hết mình cho công ty và mang lại hiệu quả cao nhất mà bạn chẳng được gì hơn. Nhưng nếu bạn chưa dành đủ thời gian và tâm huyết cho công việc và công ty thì không nên đổi việc.
Người “đứng núi này trông núi nọ” trước sau cũng nghỉ việc hoặc bị nghỉ việc và rồi cũng tiếp tục hành trình đi xin việc và tất cả phải bắt đầu lại từ con số 0.

5. Bảo thủ và định kiến:
Nhiều người không biết tiếp thu và thích nghi với cái mới và sự thay đổi. Họ có một định kiến nào đó cho riêng họ và họ chỉ trung thành với định kiến đó và luôn cho rằng họ đúng. Gặp ai và bất kỳ tình huống nào, họ chỉ lập luận chỉ một kiểu của họ mà thôi.
Gặp kiểu nhân viên hoặc người thế này thì nhà tuyển dụng chẳng bao giờ ngó đến, đồng nghiệp và bạn bè xa lánh và như vậy họ chỉ sống trong vỏ bọc riêng của mình và họ không bao giờ thành công trong đời.

6. Thụ động:
Nhiều bạn cứ phải chờ người khác cầm tay chỉ việc từ việc bé đến việc lớn. Khi được giao việc họ phải chờ có người đôn đốc thì mới làm. Sếp làm đủ cách để họ năng động hơn nhưng không có hiệu quả. Sức ì quá lớn!
Kiểu người này rồi cũng bị thôi việc và tiếp tục đi xin việc nhưng không ai tuyển dụng nhân viên kiểu này. Thà không có còn hơn.

7. An phận:
Nhiều nhân viên chỉ biết an phận với công việc và đồng lương hiện tại chứ không ham học hỏi để thăng tiến trong nghề nghiệp. Họ ngại tiếp xúc với cái mới, luôn sợ bị người khác chê cười, lòng tự trọng quá cao mà tinh thần cố gắng quá thấp. Thêm cái tội nữa là không thích bị người khác nhắc nhở về học hỏi để thăng tiến.
Những người này trước sau gì cũng bị đuổi việc hoặc tự xin nghỉ việc vì không đáp ứng được hoặc sẽ bị căng thẳng với sự thay đổi của công việc và cuộc sống. Hơn nữa, họ sẽ ghen tị với đồng nghiệp và bạn bè vì sự thăng quan tiến chức còn mình thì cứ làm nhân viên quèn. Họ quên một điều là họ an phận, còn đồng nghiệp, bạn bè họ phải học hỏi, luyện tập, cố gắng nhiều thứ mới được thăng quan tiến chức.

8. Bao biện:
Những người này luôn tìm đủ mọi cách để bao che cho sự yếu kém về năng lực, hèn nhát về tinh thần của mình, luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh, … Những cụm từ họ thường dùng là “nhưng mà ….”, “bởi vì ….”, “thật ra là ….”, “là do ….”,
Hãy nhớ rằng công ty không tuyển bạn vào để giải thích “tại …, do …., vì …”.  Những khó khăn, rắc rối hay tồn đọng của công ty thì công ty đã biết và họ cần bạn để xử lý những vấn đề đó. Nếu bạn không làm được thì dĩ nhiên bị mất việc và thất nghiệp.

9. Tiểu thư và công tử:
Nhiều bạn sinh ra đã được chiều chuộng, bao bọc, chăm sóc đến tận răng từ nhỏ đến lớn. Ở nhà là “cục cưng”, ra đường cũng là “con cưng” nhờ “bóng” của cha mẹ và cha mẹ hoặc người giúp việc lo hết. Họ không thể chịu khổ, chịu khó được và không tự đứng trên đôi chân của mình. Đi xin việc cũng nhờ cha mẹ hoặc người thân gửi gắm nhưng chẳng làm được việc gì.
Hãy nhớ rằng các công ty ngày nay cần người để làm việc chứ không cần người để làm “kiểng”. Do đó, tiểu thư và công tử khó mà tồn tại trong môi trường việc làm cạnh tranh như hiện nay.

10. Cánh bèo trôi sông:
Những người này thường có các kỹ năng tốt và kiến thức phong phú nhưng họ không biết thiết lập mục tiêu cho cuộc đời mình. Họ cứ để cuộc đời mình trôi dạt từ công ty này sang công ty khác với những việc khác nhau. Họ có thể có nhiều kinh nghiệm trong nhiều công việc nhưng chẳng bao giờ thăng tiến hoặc thành đạt cả.
Các công ty cũng không muốn có những nhân viên thế này. Họ cần những nhân viên phải biết tự chiến đấu và phát triển bản thân mình.

11. Khôn lỏi:
Những người này luôn luôn tìm cách trục lợi cho mình, làm hại công ty, bạn bè và đồng nghiệp. Loại nhân viên này rất  nguy hiểm. Không công ty nào muốn có loại nhân viên này trong công ty của họ.

Quick Contact

  • Hot line: 0913.607081
                  0258. 3833207

Connecting

Online Contact