NGHE HIỆU QUẢ ĐỂ BỔ TÚC KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH TỐT HƠN NHƯ THẾ NÀO?

NGHE HIỂU là một kỹ năng rất căn bản mà bất kỳ ai muốn trở thành người nói Tiếng Anh giỏi buộc phải có nó. Tại sao vậy? Một trong những lỗi chung và then chốt nhất mà người nói Tiếng Anh không phải là người bản xứ thường hay mắc phải là tập trung thời gian và nổ lực của họ để cải thiện kỹ năng NÓI của họ mà không cần ước lượng và luyện tập kỹ năng NGHE của họ. Nhiều người trong họ biết nguyên tắc ngữ pháp rất tốt và thậm chí có thể xây dựng được những câu phức tạp. Nhưng thật ngạc nhiên, khi họ nghĩ rằng họ có thể giao tiếp tốt bằng Tiếng Anh, họ đột nhiên dừng lại khi bị hỏi các câu hỏi.

Một vài người nói Tiếng Anh không phải là người bản xứ không thể hiểu các câu hỏi bởi vì người hỏi nói quá nhanh hoặc vì chất giọng của người nói. Họ thường bảo người nói lập lại câu hỏi vài lần hoặc yêu cầu người nói nói chậm hơn. Mặt khác, một số người trả lời câu hỏi một cách ấn tượng (không phạm lỗi văn phạm, phát âm, giải thích và ví dụ tốt) nhưng cuối cùng họ phát hiện ra rằng họ đã hiểu lầm câu hỏi và do vậy đưa ra câu trả lời không đúng.

Do vậy, kỹ năng NGHE của một người có thể được cải thiện như thế nào?

LẮNG NGHE! LẮNG NGHE! VÀ LẮNG NGHE!!!
Nghe các đoạn đối thoại bằng Tiếng Anh trên các chương trình TV và phim ảnh. Tránh nhìn phụ đề (nghĩa là không dịch các đoạn đối thoại sang tiếng mẹ đẻ). Tập trung hiểu những gì người nói đang nói mà không cần đọc phần dịch.

NÓI NHƯ VẸT
Nghe một chương trình tin tức bằng Tiếng Anh hoặc phim hoạt hình Disney hoặc một đoạn đối thoại, bài giảng bằng Tiếng Anh và lặp lại các câu bạn đã nghe. Nó có thể khó khăn lúc ban đầu nhưng khi bạn làm điều này thường xuyên bạn sẽ cảm thấy mình có thể lặp lại những câu càng ngày càng dài hơn. Hãy cố gắng NÓI NHƯ VẸT  không những các từ vựng mà còn cách thức các từ đó được diễn đạt trong khi nói. Hãy chọn các đoạn thật rõ ràng, dễ hiểu để dễ bắt chước.

NẮM BẮT CÁC Ý CHÍNH
Bạn không nhất thiết phải nghe từng từ đơn lẻ để hiểu một đoạn độc thoại, bài giảng hoặc cuộc đối thoại. Bạn chỉ cần NGHE một cách cẩn thận các từ đưa cho bạn ý chính của đề tài.

CHÚ Y ĐẾN TỪ ĐỒNG ÂM NHƯNG KHÁC NGHĨA
Đôi khi bạn đối diện với những từ nghe có vẻ giống các từ khác (gọi là đồng âm dị nghĩa: nghĩa là những từ phát âm giống nhau nhưng khác nhau về đánh vần và nghĩa) Trong những trường hợp này, bạn không nên lệ thuộc vào âm mà bạn nghe nhưng lệ thuộc vào bối cảnh mà các từ đó được dùng. Ví dụ: hai từ BareBear có âm giống nhau, cho nên bạn phải nghe để đoán bối cảnh. Nếu từ ZooFurry được đề cập đến, bạn có thể đoán nó là Bear chứ không phải là Bare.

Liên hệ nhanh

  • Hot line: 0913.607081
                  0258. 3833207

Kết nối

Kết nối với tôi:

Liên hệ trực tuyến